TRIỆT SẢN NỮ BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẮT VÀ CẮT VÒI TỬ CUNG (1)

Đăng vào 29/01/2018
Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu thuật làm gián đoạn vòi tử cung, không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.

Triệt sản nữ bằng phương pháp thắt và cắt vòi tử cung là một phẫu thuật làm gián đoạn vòi tử cung, không cho tinh trùng gặp noãn để thực hiện thụ tinh. Triệt sản nữ là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất  cao (trên 99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục. Triệt sản nữ không phòng tránh được NKLTQĐTD, HIV/AIDS.
1. Chỉ định.
-          Phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ đã có đủ số con mong muốn, các con khỏe mạnh, tự nguyện dùng một BPTT vĩnh viễn và không hồi phục sau khi đã được tư vấn đầy đủ.
-          Phụ nữ bị các bệnh có chống chỉ định có thai.
2. Chống chỉ định: (không có chống chỉ định tuyệt đối).
2.1. Cần THẬN TRỌNG (có thể thực hiện bình thường khi có thêm những chuẩn bị cần thiết) nếu khách hàng có một trong những đặc điểm sau.
-          Bệnh lý sản khoa (tiền sử hoặc hiện tại) như: tiền sử viêm vùng chậu từ lần mang thai trước, ung thư vú, u xơ tử cung hoăc tiền sử phẫu thuật vùng chậu hoặc bụng dưới.
-          Bệnh lý tim mạch như: tăng huyết áp (140/90 - 159/99 mmHg), tiền sử đột quị hoặc bệnh tim không biến chứng.
-          Bệnh mạn tính như động kinh, tiểu đường chưa có biến chứng, nhược giáp, xơ gan còn bù, u gan hoặc nhiễm schistosomiasis gan, thiếu máu thiếu sắt mức độ vừa (hemoglobin 7 - 10 g/dl), bệnh hồng cầu hình liềm, thalassemia, bệnh thận, thoát vị hoành, suy dinh dưỡng nặng, béo phì, trầm cảm hoặc còn trẻ.
2.2. HOÃN thực hiện nếu khách hàng có một trong những  đặc điểm sau.
-          Có thai hoặc trong thời gian 7 - 42 ngày hậu sản.
-          Hậu sản của thai kỳ bị tiền sản giật nặng hoặc sản giật.
-          Biến chứng sau sinh, sau nạo trầm trọng như: nhiễm khuẩn, xuất huyết hoặc chấn thương hoặc còn ứ máu buồng tử cung nhiều hoặc ra huyết âm đạo bất thường gợi ý bệnh lý nội khoa.
-          Viêm vùng chậu hoặc viêm mủ cổ tử cung hoặc viêm cổ tử cung do Chlamydia hoặc lậu cầu.
-          Ung thư vùng chậu hoặc bệnh tế bào nuôi ác tính.
-          Bệnh lý túi mật có triệu chứng hoặc viêm gan siêu vi cấp.
-          Thiếu máu thiếu sắt trầm trọng (hemoglobin < 7 g/dl).
-          Bệnh phổi như: viêm phổi, viêm phế quản.
-          Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc nhiễm khuẩn da bụng.
-          Khách hàng chuẩn bị phẫu thuật do nguyên nhân cấp cứu hoặc do nhiễm khuẩn.
2.3. Cần có CHUẨN BỊ ĐẶC BIỆT (như: phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những phương tiện hồi sức cần thiết), nếu khách hàng có một trong những đặc điểm sau.
-          AIDS hoặc tử cung bị cố định do phẫu thuật trước đó hoặc do nhiễm khuẩn hoặc có chẩn đoán lạc nội mạc tử cung hoặc thoát vị rốn hoặc thành bụng hoặc vỡ, thủng tử cung sau sinh, sau phá thai.
-          Nhiều tình trạng có thể làm gia tăng nguy cơ  đột quị như lớn tuổi kèm hút thuốc nhiều,  huyết áp, tiểu đường hoặc hiện tại tăng huyết áp trầm trọng (≥ 160/100 mmHg) hoặc tiểu đường có biến chứng hoặc bệnh van tim nặng có biến chứng.
-          Bệnh lý nội khoa như xơ gan mất bù, cường giáp, rối loạn đông máu, bệnh phổi mạn tình hoặc lao vùng chậu.
3. Qui trình thực hiện.
3.1. Tư vấn.
-          Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nữ. Lưu ý những trường hợp quyết định triệt sản trong những thời điểm bị sang chấn tâm lý như sau sinh hay sau hư thai…
-          Hiệu quả, ưu, nhược điểm của triệt sản nữ (nhấn mạnh đây là BPTT không hồi phục).
-          Biện pháp không ảnh hưởng đến sức khỏe, giới tính và sinh hoạt tình dục.
-          Sau triệt sản kinh nguyệt thường không thay đổi (trừ những trường hợp đang sử dụng DCTC hay tránh thai bằng nội tiết thì có thể thay đổi tạm thời trong một khoảng thời gian sau khi ngưng sử dụng các phương pháp này).
-          Biện pháp không có tác dụng phòng tránh NKLTQĐTD, HIV/AIDS.
-          Giải thích qui trình triệt sản nữ.
-          Ký đơn tình nguyện xin triệt sản.
3.2. Thăm khám trước thủ thuật.
-          Hỏi tiền sử: ngoài hỏi tiền sử nội, ngoại khoa cần lưu ý:
+        Tình trạng áp dụng BPTT hiện tại nếu có.
+        Ngày đầu kỳ kinh cuối cùng.
+        Tiền sử bệnh lý ở vùng chậu.
+        Tiền sử sản khoa.
+        Những phẫu thuật ở vùng chậu trước đó.
-          Thăm khám thực thể:
+        Cân nặng, mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+        Khám tim, phổi.
+        Khám bụng.
+        Đánh giá tình trạng dinh dưỡng.
+        Trước khi thực hiện triệt sản nữ ở thời điểm không có thai: phẫu thuật viên cần thăm khám vùng chậu để xác định kích thước tử cung, tính chất di động và vị trí của  tử cung để loại trừ những trường hợp viêm vùng chậu và khối  u vùng chậu.
+        Trước khi thực hiện triệt sản nữ sau sinh và sau phá thai: phẫu thuật viên cần  thăm khám kỹ để loại trừ những biến chứng sau sinh và sau phá thai.
-          Xét nghiệm:
+        Hemoglobin và/hoặc hematocrit.
+        Có thể thực hiện thêm những xét nghiệm khác tùy theo kết quả hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng.
3.3. Thời điểm thực hiện.
-          Khi không có thai.
-          Sau đẻ: thời điểm tốt nhất là trong vòng 7 ngày đầu hoặc trì hoãn đến thời điểm sau 6 tuần sau đẻ.
-          Sau phá thai: trong vòng 7 ngày đầu.
-          Kết hợp triệt sản khi phẫu thuật bụng dưới vì một lý do khác (phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật u nang buồng trứng…) và có yêu cầu của khách hàng.


Tin khác

Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa (12/8/2019)