Ung thư vú

Đăng vào 23/11/2018
Ung thư vú là căn bệnh ung thư khá phổ biến. Đây là căn bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở phụ nữ

Trên thế giới, cứ 22 giây có 1 người bị chẩn đoán mắc bệnh. Và mỗi 5 phút, có 3 phụ nữ qua đời vì ung thư vú.
Nếu phát hiện muộn, chỉ 1 trong 5 phụ nữ bị ung thư vú đã di căn sống thêm được 5 năm sau chẩn đoán. 

  Hội ung thư Mỹ ước tính Ung thư vú chiếm 32% toàn bộ ung thư mới và 18% số tử vong do ung thư ở phụ nữ. Tỉ lệ bị ung thư vú hàng năm ở Hoa kỳ tăng lên rất mạnh theo tuổi (5/100 000 ở tuổi 25 tăng lên 150/100 000 ở tuổi 50 và hơn 200/100 000 ở tuổi 75). 

 Tại Việt nam, ung thư vú là loại đứng đầu trong các ung thư ở nữ giới ở Miền Bắc với tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 27,3/ 100.000 người, ở Miền Nam tỉ lệ này là 17,1/ 100.000 người.  Trung bình có khoảng 15.000 ca mắc mới mỗi năm, trong đó tỷ lệ tử vong khoảng 35%, cao hơn các nước phát triển, bệnh có xu hướng trẻ hóa và  tăng dần qua các năm.

  Ngày nay người ta đã có cách điều trị ung thư vú này. Tuy nhiên để có thể chữa bệnh ung thư vú hiệu quả thì bệnh nhân cần được phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, nếu phát hiện bệnh quá muộn thì có thể sẽ dẫn đến tử vong.

 Chương trình sàng lọc ung thư vú đã làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư này. Các phương sàng lọc bao gồm:

- Khám lâm sàng tuyến vú

- Chụp tuyến vú (Mammography)

- Siêu âm tuyến vú

bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-ung-thu-vu-1

1. Bệnh ung thư vú có biểu hiện gì ? Và cách điều trị ra sao ?
Để tìm hiểu căn bệnh ung thư này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những triệu chứng, biểu hiện và cách điều trị bệnh ung thư vú.

Biểu hiện của bệnh ung thư vú
Những biểu hiện của ung thư vú đều được phát hiện bởi chính bệnh nhân. Từ những thay đổi trên bầu ngực, hay núm vú. Bệnh nhân đều cảm thấy sự khác biệt. Những người trên 30 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn so với những người dưới độ tuổi này.


Ngứa ở ngực

Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

bieu-hien-va-cach-dieu-tri-benh-ung-thu-vu-3-300x222

Thay đổi hình dạng và kích thước vú

Theo Webmd, nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đây là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.

Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách

Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Bạn có thể phát hiện hạch bằng cách vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách, nếu có sẽ thấy hạch nổi lên ở hõm nách. Bất kỳ cơn đau nào xảy ra ở vùng nách cũng là một dấu hiệu nên được kiểm tra cẩn thận bằng ngón tay. Đặc biệt lưu ý khi có một khu vực mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi bạn rê ngón tay. Bạn nên kịp thời đến bác sĩ để phát hiện ung thư và điều trị.

Ngực đỏ, bị sưng

Nếu bạn có cảm giác ngực mình nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm. Nguyên nhân là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.

Đau lưng vai, gáy

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Nguyên nhân: Do hầu hết các khối u vú phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Nếu khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sống, hoặc xương sườn, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.

2. Một số người có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người khác. Các bạn cũng nên để tâm đối với những trường hợp dưới đây
– Phụ nữ ở độ tuổi 45-50.
– Phụ nữ mãn kinh trễ trên 55, có kinh sớm trước 10 tuổi.
– Không có con, có con đầu lòng trên 35 tuổi, không cho con bú. 
– Đã bị ung thư vú một bên.
– Trong gia đình có mẹ hay chị, em, con gái bị ung thư vú. Khoảng 5-10% ung thư do di truyền.
– Bản thân đã có khối u vú với tăng sản ống tuyến vú không điển hình.
– Đã hay đang bị ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung.
– Tiếp xúc nhiều với hóa chất, tia xạ.
– Chế độ dinh dưỡng nhiều thịt, giàu chất béo, ít rau quả và người hút thuốc lá, uống nhiều rượu.
– Phụ nữ béo phì sau mãn kinh.
– Uống lâu dài liên tục thuốc nội tiết thay thế sau mãn kinh.
“Nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ bị ung thư vú thì không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh, đừng quá hoang mang, lo sợ. Bạn chỉ có nguy cơ mắc bệnh hơn người khác và nên tích cực khám định kỳ”.

3. Cách điều trị bệnh ung thư vú

Để điều trị bệnh ung thư vú có nhiều phương pháp điều trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả hiện nay. Tùy từng trường hợp mà người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị ung thư vú như thế nào để hiệu quả triệt để nhất.

Ung thư tại chỗ

Carcinoma ống tại chỗ: Điều trị chủ yếu là đoạn nhũ có tỷ lệ khỏi bệnh là 98-99% với 1-2% trường hợp tái phát. Điều trị bảo tồn vú đang là hướng đi mới, chỉ mổ lấy bướu cùng với xạ trị hỗ trợ cũng khá hiệu quả, với tỷ lệ tái phát là 7-13%. 2. Phẫu thuật chỉ áp dụng cho một số ít bệnh nhân. Bệnh nhân được theo dõi sát kết hợp với hóa phòng ngừa.

Phẫu thuật điều trị ung thư vú

Những phương pháp điều trị, phẫu thuật trước đây ngày nay ít được sử dụng vì mức độ tàn phá bầu ngực. Khiến bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bướu không thể tự tin khi tiếp xúc. Ngày nay phương pháp phẫu thuật bảo tồn vú được ưa chuộng và được áp dụng nhiều vì phẫu thuật bảo tồn vú chỉ lấy khối bướu và mô bình thường cách rìa bướu từ 1-2 cm.  Kết quả điều trị cho thấy phương pháp này khá hiệu quả và cũng không làm mất thẩm mỹ của bầu ngực.

Xạ trị

Đây là một phần của phương pháp phẫu thuật bảo tồn. Xạ trị giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú. Phương pháp này hiện nay đang được sử dụng ở hầu hết các bệnh viện lớn. Xạ trị giúp thu nhỏ khối ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư nhanh chóng. 

Liệu pháp toàn thân ngăn chặn triệt để ung thư vú

Hóa trị là một phương pháp toàn thân để ngăn chặn các tế bào ác tính lan tràn. Việc sử dụng hóa trị khá phức tạp và điều trị lâu dài nhưng lại có tác dụng triệt để trong việc ngăn chặn bướu lan rộng. Phương pháp điều trị toàn thân này được căn cứ vào nhiều yếu tố: độ tuổi, đã mãn kinh hay chưa,  bệnh nhân có thụ thể với estrogen dương tính hay không…
Phương pháp nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Người bệnh cần được đưa tới phòng khám để làm các xét nghiệm cơ bản trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào. Hóa trị ung thư vú là biện pháp cần thực hiện khi khối ung thư quá lớn và có nguy cơ gây tử vong. Tại đây các bác sĩ sẽ tiêm thuốc để ngăn ngừa các tế bào ung thư hoạt động cũng như di căn sang vùng khác.

Biện pháp này thường làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì hóa chất trong cơ thể. Tuy nhiên về lâu dài thì đây vẫn là cơ hội cuối cùng của những bệnh nhân ung thư vú.

4. Biện pháp phòng và hỗ trợ điều trị ung thứ vú hiệu quả

Ung thư vú là mối đe dọa của rất nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh quái ác này bằng chế độ ăn uống và luyện tập hàng ngày một cách khoa học như:

–  Hạn chế thực phẩm chế biến quá kỹ, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo.

–  Từ bỏ thuốc lá, giảm rượu bia và các chất kích thích…

–   Nên ăn nhiều xà lách, rau cải và những cây rau cùng họ như súp lơ, cải củ… bởi trong những thực phẩm này có chứa thành phần chống oestrogen – một trong những yếu tố liên quan tới sự hình thành và phát triển khối u vú. Ngoài ra, rau đậu, đặc biệt là đậu tương có tác dụng rất tốt trong phòng bệnh, phòng tái phát và di căn đối với ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng.

–    Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả trong khẩu phần hàng ngày. Rau quả là nguồn cung cấp vitamin C, E và caroten (tiền chất của vitamin A). Đây là các chất chống ôxy hoá, giúp phòng chống ung thư. Rau quả và các loại ngũ cốc còn là nguồn cung cấp chất xơ quan trọng, trợ giúp quá trình tiêu hoá, làm tăng nhu động ruột,  giúp làm giảm nồng độ các chất độc có trong cơ thể.

–    Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn và nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe và sức đề kháng tốt.


Tin khác

Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa (12/8/2019)