Em bé đầu tiên được sinh ra nhờ cấy ghép tử cung tròn 1 tuổi

Đăng vào 11/12/2018
Một tuần trước Giáng sinh năm nay, cô bé người Brazil có bữa tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của mình. Dù cô bé vẫn chưa nhận biết hết nhưng sự ra đời của em đã tạo nên một cột mốc quan trọng trong lịch sử y học, mở cơ hội mới cho những phụ nữ vô sinh bởi đây là ca sinh thành công đầu tiên nhờ sử dụng tử cung từ người đã mất.

Trên thế giới đã có 11 đứa trẻ được sinh ra thành công từ tử cung cấy ghép của người sống. Việc cấy ghép tử cung từ những người hiến tặng đã qua đời đã được tiến hành thử nghiệm trước đó nhiều năm nhưng cho đến tháng 12 năm ngoái, chưa có phụ nữ nào có thể mang thai thành công từ các thí nghiệm này. Em bé gái chào đời vào ngày 15/12/2017 từ người mẹ được cấy tử cung từ người hiến đã qua đời là ca thành công đầu tiên trên thế giới.

Các bác sỹ tại Bệnh viện Das Clinicas thuộc Đại học Sao Paulo, Tây Ban Nha đã cấy tử cung được hiến tặng từ một phụ nữ 45 tuổi chết vì xuất huyết não vào cơ thể của mẹ bé gái vào hồi tháng 9 năm 2016. Người mẹ này là một phụ nữ 32 tuổi,  sinh ra không có tử cung do mắc phải hội chứng Mayer – Rokitansky – Kuster – Hauser (MRKH).

Hội chứng MRKH là bất thường liên quan chủ yếu đến cơ quan sinh dục và thường gặp là không phát triển âm đạo và tử cung mặc dù di truyền bình thường và buồng trứng hoạt động bình thường. Ngoài ra, những người bị MRKH còn có thể bị thận lạc chỗ, chỉ có 1 thận hoặc hình thái thận bất thường. Hệ xương cũng có thể phát triển bất thường nhất là cột sống. Họ còn có thể mất thính lực hoặc dị tật tim. Hội chứng này khá hiếm gặp ở phụ nữ, chiếm tỷ lệ 1/5.000. Bệnh có tính chất bẩm sinh, thường phát hiện ở tuổi trưởng thành.

em-be-dau-tien-duoc-sinh-ra-nho-cay-ghep-tu-cung-tron-1-tuoi-1

Người mẹ được cấy ghép tử cung sau đó mang thai trong 7 tháng nhờ thụ tinh ống nghiệm và em bé chào đời khi đạt 35 truần 3 ngày, dài 45 cm – đạt chiều cao trung bình cho trẻ sơ sinh. Khi các bác sỹ tiến hành mổ lấy thai, họ cũng lấy luôn đi tử cung được cấy ghép trước đó. Thông thường, với những tử cung từ người hiến tặng còn sống, chúng sẽ được để lại trong bụng người mẹ thêm một thời gian. Việc tử cung được hiến tặng sẽ được loại bỏ ngay trong quá trình mổ sinh, sẽ giúp người bệnh không phải tiếp tục uống thuốc chống đào thải bộ phận mới

Thông tin về người hiến tặng đã qua đời đó là một phụ nữ 45 tuổi, đã trải qua ba lần sinh nở trước khi qua đời vì xuất huyết não. Nhà nghiên cứu Dani Ejzenberg, Đại học Sao Paulo, Tây Ban Nha cho biết: “Việc sử dụng tử cung của người hiến tặng đã qua đời có thể mở rộng khả năng tiếp cận đối với những phụ nữ bị vô sinh do không có tử cung. Số người sẵn lòng và cam kết hiến tặng tử cung khi qua đời lớn hơn nhiều so với những người hiến tặng đang còn sống. Do đó, cơ hội được cấy ghép tử cung của những phụ nữ vô sinh không có tử cung cũng tăng lên”.

Vào năm 2011, một phụ nữ 23 tuổi cũng bị hội chứng MRKH đã thành công khi mang thai bằng cấy ghép tử cung từ một người hiến tặng đã qua đời tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng không may, thai kỳ không thể sống sót sau 6 tuần thụ thai. Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu tử cung của người đã qua đời có an toàn và có hữu ích khi cấy ghép để tạo ra một em bé khỏe mạnh hay không.

Tuy nhiên, các tình nguyện viên của nghiên cứu vẫn chọn cách tiếp tục tham gia, không từ bỏ hy vọng sinh con. Với sự ra đời của một bé gái chào đời nặng 2,550 gr (5,6 pounds) vào ngày 15 tháng 12 năm 2017 đã mở ra hy vọng cho tất cả phụ nữ bị vô sinh do không có tử cung.

(Theo Health tháng 12/ 2018)


Tin khác

Hội nghị khoa học chuyên ngành Sản phụ khoa và Nhi khoa (12/8/2019)